gia-the-vi-sinh-ung-dung-va-nguyen-ly-hoat-dong

Giá thể vi sinh ứng dụng và nguyên lý hoạt động

Mr Hoanh 23/04/2024

1: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁ THỂ VI SINH

- Màng vi sinh vật phát triển bởi quá trình tiêu thụ cơ chất ( thường sẽ là các chất hữu cơ hòa tan ) ở trong nước thải và có công dụng và làm sạch nước thải .  Những hạt keo không tan trong nước nhưng kích thước quá nhỏ cũng sẽ bám vào trong sinh khối tạo thành để lắng xuống .

-  Vi sinh vật có kích thước cực kì nhỏ , nên công dụng của giá thể sẽ được phản ánh qua diện tích bề mặt. Diện tích bề mặt giữa các loại giá thể khác nhau sẽ được so sánh dựa trên một đơn vị thể tích cụ thể

-  Diện tích bề mặt sẽ được tính trên 1m3 giá thể và diện tích bề mặt của giá thể sẽ rơi vào khoảng vài trăm m2 đến vài ngàn m2/một m3.

- dựa vào diện tích tiếp xúc của giá thể vi sinh sẽ dính bám trên bề mặt tạo thành lớp màng nhầy có tác dụng phân hủy sinh học.

- Diện tích bề mặt càng lớn thì lượng vi sinh bám vào trên giá thể ấy sẽ càng nhiều, từ đó khi cần 1 diện tích bề mặt giá thể thì thể tích giá thể cho vào sẽ khác nhau tùy vào diện tích bề mặt đó.

2: ứng dụng.

- Giá thể vi sinh được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực , giá thể vi sinh dạng cầu có thể được áp dụng để xử lý nước cấp, nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải rượu bia, đường, cồn, chế biến thực phẩm và nước thải sản xuất.  tăng hiệu suất của quá trình phân hủy sinh học, giảm thiểu được lượng bùn sinh ra. Tăng hiệu quả và sự vận hành ổn định của hệ thống.Giảm thiểu mùi hôi do sự phân hủy sinh học của các hợp chất hữu cơ. Tổng hợp các loại giá thể vi sinh dùng cho xử lý nước thải.

3: Quá trình dính bám của vi sinh vật lên giá thể vi sinh.

Giai đoạn 1: Kết dính.

+Là quá trình vi sinh bám vào bề mặt của giá thể tạo thành lớp màng. Trong điều kiện này, tất cả vi sinh vật phát triển như nhau, cùng điều kiện, sự phát triển giống như quá trình vi sinh vật lơ lửng.

Giai đoạn 2: Phát triển.

+ Vi sinh vật bắt đầu phát triển trên lớp màng bắt đầu quá trình phân hủy sinh học

Giai đoạn 3: Trưởng thành.

+Là giai đoạn vi sinh đã phát triển, lớp màng đã dày lên, hiệu suất phân hủy sinh học cao nhất. Lượng cơ chất đưa vào phải đủ cho quá trình trao đổi chất, nếu không sẽ có sự suy giảm sinh khối và lớp màng sẽ bị mỏng dần đi nhằm đạt tới cân bằng mới giữa cơ chất và sinh khối.

Giai đoạn 4: Phân tán.

+ Sau khi phát triển đến độ dày nhất định, lớp màng không dày lên nữa và trở nên ổn định. Vi sinh sẽ tróc ra khỏi bề mặt của giá thể. Sự trao đổi chất diễn ra để phân hủy chất hữu cơ thành CO2 và nước. Lượng vi sinh vật không thay đổi do chiều dày lớp màng hiệu quả không thay đổi và không có sự gia tăng sinh khối trong giai đoạn này. Lượng cơ chất phải đủ cho quá trình trao đổi chất, nếu không vi sinh sẽ thiếu dinh dưỡng và bắt đầu phân hủy nội bào để cân bằng với cơ chất và sinh khối.

Các giai đoạn trên sẽ diễn ra cùng lúc xen kẽ với nhau giúp quá trình phân hủy sinh học diễn ra liên tục. quá trình phân hủy nội bào và quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra đồng thời với nhau

 

 

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN